Đặc tính sinh vật học của mối là sinh sống thành quần thể, chia ra nhiều đẳng cấp nhưng có 2 loại hình lớn là:
- Mối sinh sản: Mối vua, mối chúa
- Mối không sinh sản: Mối lính (mối bảo vệ)                               
                                Mối thợ (mối lao động)
Đặc tính sinh vật học của mối
Đặc tính sinh vật học của mối
1. Mối vua và mối chúa nguyên thủy:
Phần lớn trong một quần thể mối chỉ có một đôi mối vua và mối chúa nguyên thủy, nhưng cũng có trường hợp có 2 hoặc 3 đôi mối vua và chúa ví dụ giống mối đất Odontotermes và Macrotermes.
Ngoài ra còn loại mối vua và mối chúa bổ sung thường chỉ bổ sung khi mối vua và chúa nguyên thủy chết.
Một con mối cái (mối chúa) không thể tạo nên một đàn mối mà phụ thuộc vào 2 con: mối chúa và mối vua ( con đực) giao phối thành công. Cặp mối vua, chúa tiếp tục sống cùng nhau đến trọng đời, chúng giao phối theo giai đoạn những quả trứng đầu tiên được đẻ ra sau khi giao phối vài tuần phụ thuộc vào dinh dưỡng có sẵn của con cái (tức mối chúa sau này). Khi những quả trứng đầu tiên được nở ra thành mối con được bố mẹ quan tâm chăn sóc. Sau 2 lần rụng long, mối con ( có tài liệu gọi là mối non) sẽ trở thành mối thợ để kiếm mồi cung cấp cho bố mẹ.
Mối con có thể phát triển thành mối thợ, mối lính, mối sinh sản ( mối vua, mối chúa bổ sung và mối cánh bay ra phân đàn) tùy thuộc vào mức độ cần thiết của đàn.
2. Mối lính ( mối bảo vệ)
Mối lính có có con đực và con cái nhưng không sinh sản được. Mối lính có hàm phát triển, có lỗ hạch và thong qua lỗ đó có thể tiết ra một chất dịch độc có tính axit, vì vậy mối lính có chức năng bảo vệ quần thể mối khi có kẻ xâm lược ( các loại sinh vật khác kể cả con người). Mối lính không tham gia xây dựng tổ mối. Do chuyên môn hóa bộ phận hàm để bảo vệ trở thành vũ khí sắc bén nên mối lính không thể tự lấy thức ăn cho mình mà phải nhờ mối thợ mớm thức ăn. Đặc điểm này khi dùng kính lúp cầm tay có thể phân biệt được mối lính với mối thợ của các giống mối.
3. Mối thợ ( mối lao động)
Mối thợ chiếm đông nhất trong quần thể mối, mối thợ cũng có mối đực và mối cái nhưng cơ quan sinh sản không hoàn chỉnh nên không đẻ được trứng.
Mối thợ đảm nhận nhiệm vụ kiếm thức ăn, xây tổ, làm đường mui, mớm thức ăn, chăm sóc mối non, vận chuyển trứng mối…đa số các loài mối chỉ có một loại mối thợ nhưng một số loài có 2 loại là mối thợ to và mối thợ nhỏ, như giống macrdermes.

Nhận xét

Có thể bạn quan tâm

Category banner 1

Category banner 1

Category banner 2

Category banner 2

Category banner 3

Category banner 3
Được tạo bởi Blogger.

LIÊN HỆ

Tổng số lượt xem trang

Featured Slider

HOẠT ĐỘNG

DỊCH VỤ DIỆT CÔN TRÙNG

FACEBOOK

LIÊN KẾT

Fanpage