Kiến liên lạc với nhau qua hóa chất Pheromone, giống như những loài côn trùng khác, kiến ngửi qua bộ phận râu dài và mỏng rất linh hoạt.Đôi râu cung cấp cho kiến thông tin về môi trường xung quanh. Vì phần lớn thời gian sống của kiến tiếo xúc với đất nên bề mặt đất là nơi thích hợp để chúng để lại dấu vết bừng Pheromone giúp những cá thể khác dễ dàng lần theo. Những loài kiến kiếm ăn theo bầy, khi tìm được nguồn thức ăn những con kiến sẽ liên tục để lại dấu vết trên đường mang thức ăn về tổ giúp những cá thể khác lần theo đến chỗ có thức ăn. Khi nguôn thức ăn đã hết, dấu vết sẽ không được để lại bởi những con kiến trở về tổ do đó dấu vết sẽ từ từ mất đi. Thói quen này giúp kiến thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Khi dấu vết dẫn đến nguồn thức ăn bị làm gián đoạn kiến sẽ tìm lối đi mới đến nguồn thức ăn. Nếu thành công, chúng sẽ để lại dấu vết trên con đường mới này cho những cá thể khác đi theo và mỗi con kiến lại tiếp tục để lại Pheromone trên lối đi này. Vị trí của tổ được kiến xác định theo sự ghi nhớ về địa hình cũng như là vị trí của mặt trời.
Đặc điểm của loài kiến |
Kiến cũng sử dụng Pheromone cho những mục đích khác. Một con kiến bị thương nặng khi bảo vệ tổ sẽ tiểt ra Pheromone có nồng độ cao, như một tính hiệu báo động, để gửi tính hiệu tấn công dữ dội của kẻ địch cho những con kiến gần đó, nếu với nồng đọ thấp thì chỉ có ý nghĩa gây sự chú ý mà thôi. Ở một số lòai kiến, chúng còn tiết ra Pheromone nhằm mục đích kiến cho kẻ thù tự tấn công lẫn nhau. Pheromone cũng được để lại trong thức ăn trong quá trình kiến trao đổi thức ăn với những cá thể khác để cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe của một cá thể kiến nào đó. Kiến cũng có thể phát hiện một cá thể nào đó thuộc về đẳng cấp nào trong tổ. Khi con kiến Chúa ngưng tiểt ra một loại Pheromone đặc biệt thì kiến thợ sẽ tập trung vào kiến Chúa mới.
Tự vệ
Kiến tấn công các loài khác và bảo vệ tổ bằng cách dùng đôi hàm để cắn và ở nhiều lòai kiến chúng còn sử dụng cách tiêm nọc độc.
Bên cạnh việc tự vệ chống lại mối nguy hiểm bên ngòai, kiến cũng cần bảo vệ tổ chống lại các sinh vật gây bệnh. Một số kiến thợ có nhiệm vụ duy trì tình trạng vệ sinh của tổ kiến, công việc của chúng bao gồm cả việc dọn dẹp các xác kiến chết trong tổ.
Tổ kiến cũng được bảo vệ chống lại các mối đe dọa của tự nhiên như như lũ lụt, bởi cấu trúc phức tạp của lối ra vào hay những khoang đặc biệt để thoát hiểm khi bị ngập nước.
Cấu trúc tổ kiến
Kiến xây dựng những cái tổ phức tạp với nhiều lối đi lại, một số loài khác lạ du cư và không xây tổ cố định. Có lòai lại làm tổ dưới đất hay trên cây. Tổ kiến có thể nằm trên mựt đất với các ụ, gò ở lối vào tổ, bên dưới tảng đá, trong các cấu trúc rỗng... Vật liệu dùng để xây tổ gồm có đất, cây... và kiện thường chon lựa kỹ càng nơi làm tổ.
Kiến và con người
Kiến rất hữu ích trong việc tiêu diệt các côn trùng gây hại và làm thông thoáng đất.
Một số nơi lại dùng kiến khâu vết thương.
Một số dân tộc dùng kiến để làm thức ăn.
Nhưng chúng cũng gây phiền phức cho con người khi xâm nhập vào nhà, sân vườn...
Kiến Carpenter khi làm tổ trong vật dụng bằng gỗ sẽ làm cho đồ gỗ hư hỏng và bị rỗng.