Mối mọt là côn trùng không thể coi thường, chúng âm thầm phá hoại nhiều đồ gỗ mà khi chúng ta phát hiện ra thì đã bị hư hỏng phải thay thế. Sau đây là 1 số mẹo phòng chống mối mọt đơn giản:

1. Giữ môi trường khô ráo, tránh ẩm ướt ở quanh nhà.

Bất cứ loài nào sống cũng cần có nước, mối cũng không ngoại lệ, và chúng rất thích nước. Nơi nào trong nhà bạn có độ ẩm cao, có nước là mối sẽ tìm đến và làm tổ. Hãy tạo ra sự khô ráo trong nhà bạn, nền nhà, và tường rào xung quanh, nơi mà mối có thể làm tổ.

Bạn nên phơi đồ gỗ trong nhà dưới ánh nắng mặt trời để kiểm soát mối thường xuyên hoặc tối thiểu 2 – 3 tháng/lần. Chỉ cần đặt đồ gỗ ở ngoài sân hoặc ban công, nơi đón được ánh nắng nhiều nhất. Ánh nắng mặt trời là cách tốt nhất để kiểm soát các loại côn trùng có hại và bảo vệ đồ gỗ.
2. Nói “KHÔNG” với nước

Không bao giờ để đồ gỗ trong nhà ẩm ướt vì nó sẽ thu hút lũ mối. Nếu bạn tìm thấy dấu vết của cuộc xâm lược của mối trên đồ nội thất bằng gỗ, chỉ cần phơi chúng ở ngoài nắng liên tục vài ngày, lũ mối hoặc sẽ chết hoặc sẽ tự động bỏ đi.

3. Đánh véc-ni

Để bảo vệ đồ nội thất bằng gỗ khỏi mối, sử dụng véc-ni là một phương pháp kiểm soát hiệu quả. Chỉ cần quét 2 – 3 lớp véc-ni lên đồ nội thất, nó không chỉ ngăn lũ mối ăn mòn gỗ mà còn mang lại một vẻ ngoài bóng bẩy như mới.

4. Quét/phun sơn

Bạn có thể sử dụng sơn để chống mối cho đồ nội thất. Thực tế, những đồ nội thất được quét/phun sơn thường ít bị bị mối mọt hơn so với bình thường.

5. Sử dụng axit boric

Đây là một phương pháp trị mối và bảo vệ nội thất gỗ rất hiệu quả. Chỉ cần đổ dung dịch axit boric với nước vào trong một ống kim tiêm và bơm dung dịch trực tiếp lên những vị trí xuất hiện dấu vết xâm lược của mối. Axit boric có khả năng giết chết lũ mối ngay lập tức.

6. Diệt mối bằng phương pháp sinh hóa.

Diệt mối bằng phương pháp sinh hóa là phương pháp sử dụng phổ biến để diệt mối và không gây ô nhiễm môi trường. Bạn có thể tham khảo phương pháp này trên các trang mạng để tim hiểu cách diệt mối, bảo vệ đồ gỗ nhà bạn khỏi hư hại.
Ngoài ra còn có một số mẹo nhỏ đơn giản nhất và hiệu quả nhất ngăn ngừa mối :

- Mua về một chút nụ đinh hương từ các tiệm thuốc bắc, cắm lên một trái cam tươi rồi cho lên kệ sách hoặc tủ quần áo từ 2-3 ngày, cam sẽ hỏng, quyện vào vị của nụ đinh hương làm mối không thể sinh sản được. Đây sẽ là cách triệt mối mọt hiệu quả nhất.
- Dùng chi tế tân khô, cho vào túi vải rồi treo trong tủ cũng có thể hạn chế mối mọt cho tủ gỗ nhà bạn.


QUÝ KHÁCH HÀNG CÓ NHU CẦU DIỆT MỐI, PHÒNG MỐI XIN LIÊN HỆ


CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ DỊCH VỤ 24H


Nhà cung cấp dịch vụ diệt mối, phòng mối Chuyên nghiệp – An toàn – Hiệu quả


Điện thoại: (04) 668 03 013 - Hotline: 0986 440 222


Email : dietmoi24h@gmail.com


Website: http://dietmoi24h.vn


http://www.contrung24h.com


http://www.dietmuoi24h.net


http://dietmoivnn.blogspot.com


http://24hpestcontrol.blogspot.com


http://dietmoi1.blogspot.com


http://dietmoimienbac.blogspot.com



http://dietmoithudo.blogspot.com

Nhận xét

Vì sao phải phòng chống mối ngay khi xây dựng công trình, trong khi nhà cửa, căn hộ hay các công trình xây dựng đều được đổ bê tông thì làm sao mối xâm nhập và tấn công phá hủy các vật dụng được? Chúng tôi xin chia sẻ những kinh nghiệm thật tế qua đúc kết thi công nhiều công trình và quá trình nghiên cứu về loài mối giải thích nguyên nhân vì sao mối tấn công qua các lớp bê tông.
Vì sao nên phòng mối ngay khi xây dựng
Phòng mối ngay khi xây dựng
Tất cả các nước trên thế giới đều có mối sinh sống, chúng chỉ khác nhau về loài mối, riêng tại Việt Nam là vùng nhiệt đới nóng và ẩm và là điều kiện cho loài mối Coptomes Ceylonicus, loài mối này đặc biệt nguy hiểm cho các công trình xây dựng. Chúng có khả năng phát triển nhanh, tồn tại phổ biến và di chuyển rộng trong tổ từ khu vực này sang khu vực khác, từ tầng này sang tầng khác và là loài mối phá hoại nghiêm trọng nhất.

Chúng tấn công qua các lớp bê tông nhờ các chất axit có trong miệng và lớp bazơ có trong vôi (hay nói cách khác là nước bọt của mối) cùng với khả năng hoạt động không nghỉ đặc trưng của loài mối. Kết hợp các yếu tố trên và thời gian lâu dài các lớp bê tông sau khi bị mối tấn công sẽ có độ ẩm và lâu ngày tạo thành các vết nứt và mối sẽ theo các vết nứt đó tấn công lên các vật dụng hiện hữu trong nhà hay các công trình xây dựng.

Trước đây không hiểu hết tác hại của mối gây ra, nhiều công trình không xử lý mối ngay từ đầu nên nhiều công trình sau khi đưa vào sử dụng đã bị mối tấn công và phá hủy. Đặc biệt hơn còn làm giàm tuổi thọ của công trình, gây mất mỹ quan cho ngôi nhà hay các công trình xây dựng.

Mối là một loại động vật sống theo bầy đàn, với thức ăn là chất xenlulo có sẵn trong các vật dụng bằng gỗ như sàn ván, tủ, bàn ghế,.v.v. Mối tuy nhỏ và yếu xong với số lượng bầy đàn lớn nó hoàn toàn có thể làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của con người, từ việc làm hư hỏng các vật dụng bằng gỗ, giấy cho đến việc làm sập một căn nhà, làm vỡ các con đê.

Cho nên khi phát hiện trong nhà có mối thì chúng ta đã phải đối mặt với việc nền móng của căn nhà có nguy cơ bị lún, sụt vì khi mối làm tổ dưới lòng đất nó tạo ra các lỗ hổng bên dưới móng nhà, dần dà theo thời gian lỗ hổng ngày càng lớn, đất cát tụt dần và làm rỗng phần đất đỡ chân móng nhà. Nếu không kịp thời xử lý tổ mối, căn nhà hoàn toàn có thể bị nghiêng và gây ra nguy cơ sụp đổ .
QUÝ KHÁCH HÀNG CÓ NHU CẦU DIỆT MỐI, PHÒNG MỐI XIN LIÊN HỆ
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ DỊCH VỤ 24H
Nhà cung cấp dịch vụ Chuyên nghiệp – An toàn – Hiệu quả
ü     Diệt mối tận gốc
ü     Phòng mối công trình: Thiết kế, thi công phòng mối công trình xây dựng mới
Điện thoại: (04) 668 03 013  -  Hotline: 0986 440 222
Email : dietmoi24h@gmail.com
                http://www.contrung24h.com
                http://www.dietmuoi24h.net
                http://dietmoivnn.blogspot.com
                http://24hpestcontrol.blogspot.com
                http://dietmoi1.blogspot.com
                http://dietmoimienbac.blogspot.com
                http://dietmoithudo.blogspot.com

Nhận xét

Áp dụng tiêu chuẩn ngành 14 TCN 88 - 93, yêu cầu xử lý mối tại các khu vực khác nhau là khác nhau, do vậy nội dung xử lý Phòng chống mối đê đập như sau:
Phòng chống mối đê đập
Phòng chống mối đê đập 
1. Đối với các tổ mối ở trong khu vực thân đập.
 Yêu cầu xử lý mối trong khu vực này: diệt chết các đàn mối, phụt dung dịch sét lấp bịt các hang rỗng và hệ thống hang giao thông do mối gây ra trong nền đập, do vậy các công tác xử lý mối bao gồm:
1.1. Khoan tạo lỗ.
 - Trên mỗi tổ, khoan một lỗ vào tâm tổ.
 - Độ sâu hố khoan đến đáy của tổ.
 - Dùng máy khoan guồng xoắn YKB 12/25 do Nga chế tạo và đã được cải tiến, độ dài cần khoan là 1m.
 - Mỗi kíp khoan 0,5m. Phoi khoan được đưa ra cách lỗ khoan từ 0,2-0,5m để tránh lỗ khoan khỏi bị lấp khi rút cần khoan, sau khi rút cần khỏi hố khoan, miệng hố được che chắn tránh sụt lở.
1.2. Phụt thuốc diệt mối và dung dịch vữa sét lấp bịt tổ mối.
 Thiết bị sử dụng cho quá trình này là thiết bị phụt liên hoàn 
 1.2.1. Phụt thuốc diệt mối
 Sau khi hoàn tất công tác khoan tạo lỗ, tiến hành công tác phụt thuốc diệt mối trong hố khoan, các bước tiến hành như sau:
 - Phễu xả thuốc được đặt sâu vào miệng hố khoan, giữ cố định phễu.
 - Thuốc diệt mối được pha sẵn trong bình chứa của hệ thống phụt liên hoàn, sau đó xả áp từ từ vào bình chứa thuốc để đẩy thuốc đến phễu xả. Đối với công tác phụt thuốc diệt mối, áp lực được tăng dần tới 0,5 at. 
  Thuốc diệt mối là các loại thuốc được phép sử dụng theo danh mục thuốc bảo vệ thực vật do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành hàng năm. Nồng độ tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc.
1.2.2. Phụt sét lấp bịt tổ mối.
 - Mục đích: lấp bịt các khoang rỗng do mối gây ra trong nền đập.
 - Công việc này được tiến hành sau công việc phụt thuốc diệt mối.
 - Thiết bị phụt vữa gồm: máy tạo vữa, máy tạo áp lực, bình chịu áp lực đựng dung dịch vữa. Các công tác được tiến hành như sau:
 + Tạo dung dịch vữa sét: tỷ trọng của dung dịch sét sau khi chế tạo phải đạt được từ 1,2-1,3g/cm3.  
 + Áp lực phụt: tăng áp lực phụt từ từ, áp lực phụt tối đa là 2at. Trong quá trình phụt, Nếu dụng dịch vữa sét phòi ra ngoài theo các hang giao thông thì phải dùng biện pháp thủ công đầm nện mặt phản áp. Đối với những tổ mối có lượng vữa phụt >2000 lít thì sau 72 giờ phải phụt bổ xung.
 + Lượng dung dịch vữa sét phụt mỗi tổ từ 200 - 400 lít, tính trung bình là 300 lít/tổ.
2. Đối với những tổ mối ở môi trường xung quanh nền đập
 - Yêu cầu xử lý mối trong khu vực: chỉ cần  diệt chết các đàn mối mà không phải lấp bịt các khoang rỗng và hệ thống hang giao thông do mối gây ra. Do vậy, các công việc được tiến hành như sau:
 + Khoan tạo lỗ tại các vị trí tổ mối (tiến hành như công tác 1.1).
 + Phụt dung dịch thuốc diệt mối (tiến hành như công tác 1.2.1).

Nhận xét

Mối hại cây trồng có 2 nhóm chính, mỗi nhóm có nhiều loài. Công nghệ Diệt mối bảo vệ cây trồng đòi hỏi phải biết loài gây hại, đặc điểm từng loài để áp dụng công nghệ xử lý thích hợp.

Mối hại cây trồng ở Việt Nam chủ yếu là các loài thuộc phân họ Macrotermitinae (các loài mối cấy nấm) và các loài thuộc nhóm mối gỗ ẩm. Do đó, công tác phòng trừ mối hại cây cần tập trung vào 2 nhóm mối này.

Diệt mối hại cây trồng
Mối hại cây trồng

1. Đối với nhóm mối Macrotermitinae:

Do nhóm mối này có 2 dạng tổ nổi và tổ chìm nên công nghệ Diệt mối cũng phải khác nhau:

* Đối với các tổ nổi

Các tổ mối nổi có thể diệt bằng 2 cách:

- Cách thứ nhất: Phun các loại thuốc diệt mối dạng lỏng trực tiếp vào tổ mối. Trước tiên tạo các lỗ từ ngoài vào khoang tổ, dùng thiết bị ép thuốc diệt mối dạng lỏng vào tổ mối với liều lượng tuỳ theo loài gây hại và kích thước của tổ mối. Để tránh tồn dư hoá chất trong sản phẩm của cây ăn quả nên dùng chế phẩm sinh học Metavina 80LS.

- Cách thứ 2: Dùng bả diệt mối đưa vào tổ mối qua các lỗ khoan rồi lấp lại. Mối thợ sẽ khai thác bả độc rồi mớm cho các cá thể khác trong đàn, kể cả mối chúa. Sau đó cả đàn mối sẽ chết.

* Đối với các tổ chìm

- Do khó tìm được các tổ chìm nên giải pháp diệt mối gián tiếp là khả thi hơn cả. Tại các gốc cây hay khoảng đất mà mối hay cư trú hoặc kiếm ăn cần đặt các trạm nhử mối. Sau khi đặt thường xuyên kiểm tra xem mối có đến ăn hay không, Sau khi mối đã vào nhiều trong trạm nhử thì cho bả vào nơi mối ăn. Sau khi mối ăn bả mối sẽ chết như trong trường hợp cho bả vào tổ mối. Số lượng trạm nhử mối, lượng bả cần cho phụ thuộc vào mật độ mối hại trên vườn cây và loài mối gây hại. Loài có số lượng cá thể lớn thì cần đánh nhiều bả và ngược lại.

2. Đối với các loài thuộc nhóm mối gỗ ẩm

Tổ của các loài này thường ở trong thân cây khi thân cây đã rỗng hoặc dưới gốc cây.

* Trường hợp tổ trong thân cây

- Khi tổ nằm trong thân cây có thể dùng máy khoan khoan vào phần rỗng của thân cây. Dùng thiết bị ép dịch thuốc diệt mối dạng lỏng vào trong thân cây. Liều lượng dịch thuốc cần dùng tuỳ theo mức độ rỗng của thân cây và loại thuốc sử dụng. Vì khó có thể phun thuốc tiếp xúc với đa số các cá thể mối trong tổ nên loại thuốc thích hợp cho công tác này là loại có thể lây lan từ cá thể này sang cá thể khác. Thuốc Metavina 80LS là loại thuốc có khả năng lây lan nên đáp ứng được yêu cầu này.

* Trường hợp khi tổ mối nằm dưới gốc cây
Khi tổ mối nằm dưới gốc cây thì giải pháp diệt mối phù hợp là diệt mối gián tiếp. Tại các nơi mối kiếm ăn đặt các trạm nhử mối (thường sát gốc cây). Sau khi thấy mối vào ăn với lượng cá thể đủ lớn thì tiến hành cho bả vào trong trạm nhử. Sau khi mối thợ khai thác bả sẽ mớm chất độc cho cả đàn mối và đàn mối sẽ chết.

Nhận xét

 Hỏi: Tôi nghe nói tổ mối thu hút nhiều động vật khác đến cộng sinh hoặc ký sinh. Xin hỏi tại sao lại như vậy? (Nguyễn Thu Hà - Vĩnh Phúc)

Lý do là vì trong tổ mối điều kiện khí hậu tương đối ổn định và có nhiều sản phẩm trao đổi chất của mối nên đã thu hút nhiều động vật khác nhau đến sống cộng sinh hoặc ký sinh trong tổ mối.
Tại sao tổ mối thu hút các loài động vật khác


Ví dụ, một số ấu trùng của ruồi thường sống trong tổ mối. Những ấu trùng này thường sống nhờ vào các sản phẩm bài tiết của mối.

Quan hệ của chúng với mối có thể gọi là quan hệ ở gửi. Một số ấu trùng thuộc bộ cánh cứng như ấu trùng bọ hung thường lợi dụng sự nhầm lẫn của mối thợ để lẻn vào tổ mối rồi sống nhờ vào thức ăn của mối.

 Quan hệ của chúng với mối là ký sinh. Đặc biệt, do cơ thể mối có hàm lượng protein cao nên nhiều loài động vật tấn công tổ mối để ăn thịt mối như thằn lằn, tắc kè, kiến, chuồn chuồn...

Theo TS Nguyễn Đức Khảm - Kiến thức

Nhận xét

Hỏi: Mối vua, mối chúa có nhiệm vụ sinh sản, vậy khi mối vua, mối chúa chết thì liệu tổ mối có bị diệt vong? Trong phòng trừ mối, liệu có phải chỉ cần tiêu diệt được mối vua, mối chúa là sẽ tiêu diệt được cả tổ mối?  (Nguyễn Thu Thanh - Hà Nội)
Mối vua là các cá thể mối cánh đực đã rụng cánh sau khi bay giao hoan phân đàn và xây dựng tổ. Chức năng cơ bản của mối vua là thụ tinh cho mối chúa. Khi mối vua chết thì các mối trung gian có thể sẽ phát triển thành mối vua thay thế.
Mối vua, mối chúa chết tổ mối có bị tiêu diệt
Tương tự, mối chúa là dạng cá thể sinh sản chính trong các tổ mối. Mối chúa được chia làm hai loại là mối chúa chính thức và mối chúa thay thế. Mối chúa chính thức là mối chúa được hình thành sau khi bay giao hoan phân đàn, tức là một trong hai cá thể đầu tiên của tổ mối. Mối chúa có nhiệm vụ sinh sản.

 Mối chúa thay thế được hình thành khi mối chúa chính thức bị chết. Chính việc tạo ra các mối vua, mối chúa bổ sung sau khi mối vua, mối chúa chính thức bị tiêu diệt nên trong phòng trừ mối chỉ diệt mối vua, mối chúa là chưa hiệu quả.

Theo TS Nguyễn Đức Khảm - Kiến thức

Nhận xét

Hỏi: Nhà tôi bị mối xông tôi nên làm gì?

Khi phát hiện nhà mình có mối, bạn không nên xịt bất cứ loại thuốc gì (ví dụ bình xịt muỗi chẳng hạn), bạn cũng không nên cạo các đường đi của mối, bạn để nguyên hiện trạng và hãy gọi chúng tôi tới khảo sát hoàn toàn miễn phí. Sau khi xác định loại mối gì đang xuất hiện ở nhà bạn ( bởi vì có rất nhiều loại mối khác nhau ), tùy theo từng loại mà chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể để có phương pháp xử lý tốt nhất.
Làm gì khi phát hiện nhà bị mối xông
Làm gì khi phát hiện nhà bị mối xông

Nếu là Mối nhà: Sẽ tiến hành phương pháp DIỆT MỐI TẬN GỐC, thời gian xử lý trung bình 2 tuần, không ảnh hưởng đến sinh hoạt của quý khách, đảm bảo diệt tận gốc các tổ mối, bảo hành miễn phí 24 tháng.

Nếu là Mối đất : Chúng tôi tư vấn bạn mua thuốc diệt mối về tự xịt định kỳ để ngăn chặn sự phá hoại của chúng.

Nhận xét

Hỏi: Nhà mình bị mối ăn tủ bếp mình đã dùng nhiều cách để diệt mối như xịt dầu, xịt thuốc diệt kiến nhưng hết được vai hôm rồi mối cũng ăn trở lại. Bạn nào biết cách diệt mối hay chỉ cho mình với.

Mối là loài có tổ chức chặt chẽ, có mối chúa,mối lính, mối thợ. Mối chúa không ra khỏi tổ mà nằm sâu trong lòng đất, đảm nhiệm chức năng sinh sản chính, hằng ngày đẻ ra cả ngàn trứng, thường chúng ta chỉ thấy mối lính, mối thợ đi kiếm ăn. Nếu ta chỉ diệt các thành phần mối này thì không bao giờ hết mối. Trong tổ mối còn một tập đoàn mối khá lớn do mối chúa tiếp tục sinh sản. Do đó muốn diệt mối tận gốc thì phải diệt được mối chúa.
Cách diệt mối hiệu quả
Cách diệt mối hiệu quả
Mối chúa là cỗ máy sinh sản cho nên diệt được mối chúa tức là diệt mối tận gốc. Biện pháp dùng phổ biến hiện nay là đặt mồi nhử nhử các cá thể mối lính, mối thợ ra ăn sau đó phun thuốc diệt lây truyền để chúng mang về tổ tiêu diệt cả tổ. Muốn biết chi tiết xin liên hệ với chúng tôi theo số đường dây nóng: 0986 440 222 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời, tránh để mối phá hoại hết đồ gỗ nhà bạn.

Nhận xét

Hỏi: Cách nào phát hiện đồ gỗ gia dụng có tẩm hóa chất chống mối mọt độc hại không? Lê Xuân Trường (quận Gò Vấp, TPHCM).

KS Hoàng Văn Hòa, Giám đốc Trung tâm Chế biến Lâm sản, Trường Đại học Nông lâm TPHCM cho biết: Hiện nay, một số cơ sở chế biến sản phẩm gỗ nhỏ, chủ yếu phục vụ người tiêu dùng trong nước thường không sử dụng hoá chất bảo quản gỗ nhằm giảm chi phí sản xuất. Hoặc nếu có bảo quản thì lại dùng một số hóa chất ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ con người  phổ biến như hóa chất Pentachlorophenol (PCP) bị nghiêm cấm sản xuất, buôn bán và sử dụng do tính độc hại của nó với môi trường và sức khoẻ con người hoặc mua một số hoá chất trôi nổi trên thị trường mà không rõ nguồn gốc, sử dụng nồng độ không đúng chỉ định. Vì thế, trong quá trình sử dụng các sản phẩm gỗ được sản xuất tại các cơ sở này vẫn bị mối mọt xâm nhập phá hủy hoặc gây tác động xấu đến môi trường và sức khoẻ người sử dụng.

Cách nhận biết đồ gỗ tẩm hóa chất chống mối mọt
Bằng cảm quan không thể nào nhận biết được sản phẩm gỗ đã qua công đoạn xử lý chống mốc, mối mọt hoặc sử dụng hoá chất đúng loại, đúng nồng độ, đúng liều lượng. Do ngâm tẩm bằng hóa chất nên chỉ những đơn vị kiểm tra bằng thuốc thử, bằng chuyên môn mới phát hiện được. Để sử dụng sản phẩm gỗ làm từ các loại gỗ dễ bị mối mọt tấn công được bền lâu người tiêu dùng cũng cần phải tuân thủ theo các khuyến cáo và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất nhằm kéo dài tuổi thọ và nâng cao độ bền sản phẩm.

Nhận xét

Hỏi: Nhà tôi đợt này xuất hiện mối, liệu dùng nước sôi đổ vào tổ mối có diệt được chúng không. Ngoài ra, tôi muốn biết, trong một tổ mối thì có bao nhiêu con mối chúa? - Nguyễn Hải Ngọc (Thái Hà, Hà Nội).

PGS.TS Nguyễn Đức Khảm, nguyên cán bộ Viện KHKT Lâm nghiệp Việt Nam cho biết: Nước sôi chỉ có thể làm chết một vài con chứ không tiêu diệt được tận gốc cả tổ mối. Khi có mối thì bạn phải phun thuốc diệt mối mới có thể tiêu diệt được tổ mối. 
Nước sôi có diệt được tổ mối?


Số lượng mối chúa trong một tổ tùy thuộc vào từng loài mối. Có tổ chỉ có một mối chúa chính và vài mối chúa phụ. Khi mối chúa chính chết thì mối chúa phụ mới lên thay.

Nhận xét

Diệt mối sinh học bẳng bả mối XTERM: Bả Xterm có chứa hai loại hóa chất: Chất điều hòa sinh trưởng (IGRs) và các chất độc phát hành chậm. Chất IGRs là chất kích thích tố côn trùng (hóc môn), nó ngăn chặn sự hình thành bộ xương ngoài (vỏ) của mối, chúng cũng được gọi là chất ức chế tổng hợp Chitin (CSI). 

Diệt mối sinh học
Diệt mối sinh học
Sau khi ăn bả, mối mang thức ăn về tổ và truyền thức ăn có chứa độc tố cho mối vua, mối chúa và mối lính trong tổ. Khi bị nhiễm thuốc, mối sẽ không thể thay vỏ đúng cách, cuối cùng là chết.
 Trình tự Diệt mối bằng bả sinh học thông minh Xterm như sau: 
Bước 1. Khảo sát hiện trạng về mối: mức độ phá hoại, mật độ, đường đi của mối. Tìm các điểm mối tập trung đông nhất để đặt bả Xterm.
Bước 2. Lắp đặt bả Xterm: Lắp đặt bả Xterm tại các vị trí đã xác định. Mức độ dùng bả nhiều hay ít phụ thuộc vào mật độ mối xâm nhập.
Bước 3. Kiểm tra: Sau 1 tuần kiểm tra hộp bả. Nếu thấy mối ăn đến 60% mồi trong bả thì tiến hành đặt thêm.
Bước 4. Kiểm tra. Sau khi đặt bả 3-4 tuần chúng ta kiểm tra quan sát mối trong hộp bả. Nếu thấy mối ít, nhiều mối lính, mối bị đổi màu, mất phản xạ thì tổ mối có dấu hiệu đang bị tiêu diệt.
Lưu ý: 
Diệt mối tận gốc bằng bả Xterm hiệu quả, không sử dụng hóa chất nên không độc hại.
- Người sử dụng công nghệ diệt mối tận gốc bằng bả Xterm đòi hỏi phải có chứng chỉ hoạt động do hãng Sumitomo Nhật Bản cấp.
LIÊN HỆ ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ DIỆT MỐI TẬN GỐC
Công ty Phát triển công nghệ & Dịch vụ 24h :
Điện thoại :  04.668 03 013     -    Hotline: 0986 440 222
Website    :   http://dietmoi24h.vn   -   http://contrung24h.com 
                      http://dietmoi1.blogspot.com      -  http://dietmoimienbac.blogspot.com

Nhận xét

Đặc tính sinh vật học của mối là sinh sống thành quần thể, chia ra nhiều đẳng cấp nhưng có 2 loại hình lớn là:
- Mối sinh sản: Mối vua, mối chúa
- Mối không sinh sản: Mối lính (mối bảo vệ)                               
                                Mối thợ (mối lao động)
Đặc tính sinh vật học của mối
Đặc tính sinh vật học của mối
1. Mối vua và mối chúa nguyên thủy:
Phần lớn trong một quần thể mối chỉ có một đôi mối vua và mối chúa nguyên thủy, nhưng cũng có trường hợp có 2 hoặc 3 đôi mối vua và chúa ví dụ giống mối đất Odontotermes và Macrotermes.
Ngoài ra còn loại mối vua và mối chúa bổ sung thường chỉ bổ sung khi mối vua và chúa nguyên thủy chết.
Một con mối cái (mối chúa) không thể tạo nên một đàn mối mà phụ thuộc vào 2 con: mối chúa và mối vua ( con đực) giao phối thành công. Cặp mối vua, chúa tiếp tục sống cùng nhau đến trọng đời, chúng giao phối theo giai đoạn những quả trứng đầu tiên được đẻ ra sau khi giao phối vài tuần phụ thuộc vào dinh dưỡng có sẵn của con cái (tức mối chúa sau này). Khi những quả trứng đầu tiên được nở ra thành mối con được bố mẹ quan tâm chăn sóc. Sau 2 lần rụng long, mối con ( có tài liệu gọi là mối non) sẽ trở thành mối thợ để kiếm mồi cung cấp cho bố mẹ.
Mối con có thể phát triển thành mối thợ, mối lính, mối sinh sản ( mối vua, mối chúa bổ sung và mối cánh bay ra phân đàn) tùy thuộc vào mức độ cần thiết của đàn.
2. Mối lính ( mối bảo vệ)
Mối lính có có con đực và con cái nhưng không sinh sản được. Mối lính có hàm phát triển, có lỗ hạch và thong qua lỗ đó có thể tiết ra một chất dịch độc có tính axit, vì vậy mối lính có chức năng bảo vệ quần thể mối khi có kẻ xâm lược ( các loại sinh vật khác kể cả con người). Mối lính không tham gia xây dựng tổ mối. Do chuyên môn hóa bộ phận hàm để bảo vệ trở thành vũ khí sắc bén nên mối lính không thể tự lấy thức ăn cho mình mà phải nhờ mối thợ mớm thức ăn. Đặc điểm này khi dùng kính lúp cầm tay có thể phân biệt được mối lính với mối thợ của các giống mối.
3. Mối thợ ( mối lao động)
Mối thợ chiếm đông nhất trong quần thể mối, mối thợ cũng có mối đực và mối cái nhưng cơ quan sinh sản không hoàn chỉnh nên không đẻ được trứng.
Mối thợ đảm nhận nhiệm vụ kiếm thức ăn, xây tổ, làm đường mui, mớm thức ăn, chăm sóc mối non, vận chuyển trứng mối…đa số các loài mối chỉ có một loại mối thợ nhưng một số loài có 2 loại là mối thợ to và mối thợ nhỏ, như giống macrdermes.

Nhận xét

Loài ruồi nhà thường gặp có tên khoa học là Musca domestica, sống rất gần gũi với loài người trên toàn thế giới. Chúng thường được tìm thấy ở những khu dân cư hoặc súc vật sinh sống, nơi có nhiều thực phẩm và chất thải. Ruồi nhà ăn thực phẩm của người và chất thải vì thế chúng có thể mang và phát tán nhiều loại mầm bệnh khác nhau như ỉa chảy, bệnh nhiễm trùng da và mắt.
Vòng đời của ruồi
Vòng đời của ruồi
  • Vòng đời:
Vòng đời của ruồi trải qua 4 giai đọan: trứng, dòi, nhộng và ruồi trưởng thành. Tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường mà từ trứng nở thành ruồi trưởng thành thường mất từ 3 – 5 ngày. Ruồi trưởng thành có đời sống khỏang 1-2 tháng, ở điều kiện thích hợp có thể sống đến 3 tháng.

         Vòng đời của ruồi

Ruồi nhà có sức sinh sản khá nhanh và mạnh, ruồi cái có thể đẻ đến 150 trứng trong vòng 5-6 ngày. Nên quần thể ruồi nhà có thể bùng phát số lượng trong vòng vài tuần.

Trứng ruồi thường được đẻ thành khối trên chất hữu cơ như phân bón, rác rưởi. Trứng sau khi đẻ sẽ nở trong vòng vài giờ. Dòi non chui lúc nhúc trong phân và rác rưởi. Dòi ruồi dài và mảnh, màu trắng, không có chân, phát triển rất nhanh, lột xác 3 lần rồi thành nhộng. Giai đọan nhộng thường kéo dài từ 2-10 ngày, đến ngày cuối, ruồi con đẩy mở đỉnh của bao nang nhộng, xé bao nang và chui ra ngòai. Ngay sau khi nở, ruồi giang cánh để khô và cứng cơ thể. Chỉ vài ngày sau khi nở, ruồi có thể sinh sản.
  • Một số tập tính của ruồi:
Ruồi trưởng thành có màu xám đen, dài 6-9 mm và có 4 sọc đen kéo dài trên tấm lưng của các đốt ngực. Kiểu miệng liếm hút. Cả ruồi đực và cái đều ăn tất cả thức ăn, rác rưởi, chất thải của người và cả phân động vật. Nước là chất thường ngày không thể thiếu của ruồi, ruồi sẽ chết nếu sau 48 giờ không hút nước. Một ngày ruồi cần ăn 2-3 lần.
Ruồi họat động chủ yếu vào ban ngày khi chúng ăn và giao phối, về đêm bình thường ruồi đậu yên. Ban ngày, khi không tìm thức ăn, ruồi thường trú đậu ở sàn nhà, tường, trần nhà, cũng như ngòai bờ rào, hần nhà xí, thùng rác, dây phơi quần áo, thảm cây thấp … Ruồi thường tập trung ở các điểm tìm kiếm thức ăn, nơi giao phối, nơi đẻ trứng và nơi trú đậu. Ban đêm ruồi ưa đậu ở trần nhà và những cấu trúc treo cao khác, nhìn chung gần với nơi kiếm ăn, nơi đẻ và tránh được gió.
  • Ảnh hưởng của ruồi đối với sức khỏe cộng đồng:
Khi ruồi nhiều quá nó sẽ gây rất khó chịu cho con người làm việc và nghỉ ngơi. Ruồi với chất bẩn mang trên thân, chân, vòi … làm bẩn nhà cửa, đồ đạc. Sự có mặt của chúng là dấu hiệu của điều kiện mất vệ sinh.
Ruồi mang mầm bệnh khi chúng kiếm ăn. Mầm bệnh có thể dính bề mặt ngòai cơ thể ruồi và có thể được nuốt vào trong dạ dày với thức ăn. Mầm bệnh được truyền đến người khi ruồi tiếp xúc với người và thức ăn Đa số mầm bệnh do ruồi truyền đều nhiễm trực tiếp qua đường thức ăn, nước uống …
Những bệnh do ruồi truyền như kiết lỵ, ỉa chảy, thương hàn, tả và một số bệnh giun sán, nhiễm trùng mắt và một số bệnh ngoài da như mụn cóc, nấm, phong.

Nhận xét

Muỗi là trung gian truyền bệnh quan trọng của nhiều loại bệnh ở vùng nhiệt đới, phổ biến là bệnh sốt rét, giun chỉ bạch huyết và những bệnh do virus như sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, sốt vàng.
Vòng đời của muỗi truyền bệnh
Vòng đời của muỗi truyền bệnh
Các biện pháp phòng, chống muỗi chú trọng vào một hoặc vài loài muỗi quan trọng nhất có vai trò truyền bệnh. Dựa vào vòng đời sinh trưởng của muỗi, các biện pháp can thiệp thường tác động vào giai đoạn muỗi trưởng thành hay giai đoạn ấu trùng.
Vòng đời của muỗi
Muỗi có bốn giai đoạn phát triển rõ ràng trong vòng đời của chúng bao gồm trứng, bọ gậy, cung quăng và muỗi trưởng thành. Trứng muỗi đẻ nổi trên mặt nước, trứng nở thành bọ gậy nằm ở dưới nước nhưng lấy không khí trên mặt nước qua ống thở, bọ gậy phát triển thành cung quăng cũng nằm dưới nước và lấy không khí trên mặt nước, cung quăng lột xác để thành muỗi trưởng thành không ở dưới nước mà thoát lên trên mặt nước. Muỗi cái thường chỉ giao phối một lần nhưng có thể đẻ trứng suốt đời theo từng đợt. Để thực hiện được việc đẻ trứng, phần lớn muỗi cái cần phải đốt máu người hoặc động vật. Muỗi đực không đốt máu như muỗi cái, chúng chỉ hút các loại nhựa cây để tự nuôi dưỡng. Sau khi đốt no máu, muỗi cái tìm nơi trú đậu kín đáo, an toàn để tiêu máu và phát triển trứng. Ở vùng có khí hậu nhiệt đới, thời gian này cần khoảng từ 2 đến 3 ngày; còn ở vùng có khí hậu ôn hoà thì thời gian này sẽ lâu hơn. Muỗi cái khi đã mang trứng, chúng bay đi tìm các nơi thích hợp để sinh đẻ. Sau đó lại tiếp tục tìm mồi để đốt máu và đẻ một lứa trứng khác. Chu trình này cứ lặp đi lặp lại cho tới khi muỗi chết.
Một số đặc điểm trong vòng đời của các loài muỗi
Tuỳ theo từng loài muỗi, muỗi cái có thể đẻ từ 30 đến 300 trứng mỗi lần. Nhiều loài đẻ trứng trực tiếp trên mặt nước, có thể từng cái trứng một riêng biệt, kết thành chuỗi (như loài Aedes, Anopheles) hoặc kết dính với nhau thành bè (như loài Culex). Ở vùng có khí hậu nhiệt đới, trứng thường nở từ sau 2 đến 3 ngày. Một số loài muỗi như Aedes đẻ trứng ngay cạnh thành mặt nước hoặc nơi bùn ướt, số trứng này chỉ nở khi bị ngập nước. Ở môi trường khô, trứng có thể sống được nhiều tuần.
Sau khi trứng nở thành bọ gậy, bọ gậy không phát triển liên tục mà trải qua 4 giai đoạn tuổi khác nhau. Ở tuổi Ikích thước bọ gậy khoảng 1,5 mm và ở tuổi IV kích thước bọ gậy khoảng từ 8 đến 10 mm. Mặc dù bọ gậy không có chân nhưng có phần đầu phát triển, thân mình phủ nhiều lông và bơi bằng các chuyển động của cơ thể.
Bọ gậy ăn tảo, vi khuẩn và các vi sinh vật ở trong nước. Phần lớn bọ gậy đều có ống thở nằm ở phần đốt cuối của bụng, qua đó không khí được đưa vào cơ thể và cũng qua ống thở, bọ gậy trồi lên mặt nước để thở. Bình thường bọ gậy lặn sâu xuống dưới đáy nước một thời gian để lấy thức ăn hoặc để tránh nguy hiểm. Bọ gậy loài muỗi Anopheles nằm ngang mặt nước để vừa lấy thức ăn vừa để thở nên chỉ có ống thở thô sơ. Bọ gậy Mansonia không cần trồi lên mặt nước để thở vì loài này có thể lấy không khí bằng cách cắm ống thở vào một loại thực vật thuỷ sinh mà nó hầu như nó luôn luôn gắn vào đó.
Nơi khí hậu ấm áp, chu kỳ bọ gậy khoảng 4 đến 7 ngày hoặc dài hơn nếu thiếu thức ăn. Sau đó bọ gậy phát triển chuyển thành cung quăng có hình dấu phẩy. Cung quăng không ăn và hầu như chỉ ở trên mặt nước. Nếu mặt nước bị khuấy động, nó lặn nhanh xuống đáy nước. Khi cung quăng phát triển đến một độ lớn nhất dịnh, muỗi trưởng thành sẽ nở ra bằng cách chui qua vỏ cung quăng đã được tách ra ở một đầu. Ở vùng khí hậu nhiệt đới, giai đoạn cung quăng kéo dài từ 1 đến 3 ngày. Toàn bộ thời gian từ trứng đến muỗi trưởng thành ở điều kiện khí hậu tốt nhất khoảng từ 7 đến 13 ngày.
Vòng đời của muỗi và biện pháp can thiệp
Căn cứ vào vòng đời sinh trưởng của muỗi, các biện pháp can thiệp thường tác động vào giai đoạn bọ gậy muỗi và giai đoạn muỗi trưởng thành. Các biện pháp can thiệp không tác động vào giai đoạn trứng và giai đoạn cung quăng vì thời gian để trứng nở thành bọ gậy quá ngắn (thường từ 2 đến 3 ngày), thời gian để cung quăng lột xác thành muỗi trưởng thành cũng không dài (thường từ 1 đến 3 ngày).Do đó bọ gậy muỗi và muỗi trưởng thành là hai đối tượng thích hợp được chọn lựa để tác động biện pháp can thiệp nhằm hạ thấp tỷ lệ và mật độ hoạt động của chúng, góp phần làm hạn chế sự phát triển để thực hiện vai trò trung gian truyền bệnh. Để diệt bọ gậy muỗi và muỗi trưởng thành, có nhiều biện pháp can thiệp được ứng dụng. Tuỳ theo tình hình, điều kiện, tập quán sinh hoạt … khác nhau của cộng đồng người dân mà lựa chọn biện pháp phù hợp để mang lại hiệu quả cao.

Nhận xét

Kiến liên lạc với nhau qua hóa chất Pheromone, giống như những loài côn trùng khác, kiến ngửi qua bộ phận râu dài và mỏng rất linh hoạt.Đôi râu cung cấp cho kiến thông tin về môi trường xung quanh. Vì phần lớn thời gian sống của kiến tiếo xúc với đất nên bề mặt đất là nơi thích hợp để chúng để lại dấu vết bừng Pheromone giúp những cá thể khác dễ dàng lần theo. Những loài kiến kiếm ăn theo bầy, khi tìm được nguồn thức ăn những con kiến sẽ liên tục để lại dấu vết trên đường mang thức ăn  về tổ giúp những cá thể khác lần theo đến chỗ có thức ăn. Khi nguôn thức ăn đã hết, dấu vết sẽ không được để lại bởi những con kiến trở về tổ do đó dấu vết sẽ từ từ mất đi. Thói quen này giúp kiến thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Khi dấu vết dẫn đến nguồn thức ăn bị làm gián đoạn kiến sẽ tìm lối đi mới đến nguồn thức ăn. Nếu thành công, chúng sẽ để lại dấu vết trên con đường mới này cho những cá thể khác đi theo và mỗi con kiến lại tiếp tục để lại Pheromone trên lối đi này. Vị trí của tổ được kiến xác định theo sự ghi nhớ về địa hình cũng như là vị trí của mặt trời.
Đặc điểm của loài kiến
Đặc điểm của loài kiến


Kiến cũng sử dụng Pheromone cho những mục đích khác. Một con kiến bị thương nặng khi bảo vệ tổ sẽ tiểt ra Pheromone có nồng độ cao, như một tính hiệu báo động, để gửi tính hiệu tấn công dữ dội của kẻ địch cho những con kiến gần đó, nếu với nồng đọ thấp thì chỉ có ý nghĩa gây sự chú ý mà thôi. Ở một số lòai kiến, chúng còn tiết ra Pheromone nhằm mục đích kiến cho kẻ thù tự tấn công lẫn nhau. Pheromone cũng được để lại trong thức ăn trong quá trình kiến trao đổi thức ăn với những cá thể khác để cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe của một cá thể kiến nào đó. Kiến cũng có thể phát hiện một cá thể nào đó thuộc về đẳng cấp nào trong tổ. Khi con kiến Chúa ngưng tiểt ra một loại Pheromone đặc biệt thì kiến thợ sẽ tập trung vào kiến Chúa mới.
Tự vệ
Kiến tấn công các loài khác và bảo vệ tổ bằng cách dùng đôi hàm để cắn và ở nhiều lòai kiến chúng còn sử dụng cách tiêm nọc độc.
Bên cạnh việc tự vệ chống lại mối nguy hiểm bên ngòai, kiến cũng cần bảo vệ tổ chống lại các sinh vật gây bệnh. Một số kiến thợ có nhiệm vụ duy trì tình trạng vệ sinh của tổ kiến, công việc của chúng bao gồm cả việc dọn dẹp các xác kiến chết trong tổ.
Tổ kiến cũng được bảo vệ chống lại các mối đe dọa của tự nhiên như như lũ lụt, bởi cấu trúc phức tạp của lối ra vào hay những khoang đặc biệt để thoát hiểm khi bị ngập nước.
Cấu trúc tổ kiến
Kiến xây dựng những cái tổ phức tạp với nhiều lối đi lại, một số loài khác lạ du cư và không xây tổ cố định. Có lòai lại làm tổ dưới đất hay trên cây. Tổ kiến có thể nằm trên mựt đất với các ụ, gò ở lối vào tổ, bên dưới tảng đá, trong các cấu trúc rỗng... Vật liệu dùng để xây tổ gồm có đất, cây... và kiện thường chon lựa kỹ càng nơi làm tổ.
Kiến và con người
Kiến rất hữu ích trong việc tiêu diệt các côn trùng gây hại và làm thông thoáng đất.
Một số nơi lại dùng kiến khâu vết thương.
Một số dân tộc dùng kiến để làm thức ăn.
Nhưng chúng cũng gây phiền phức cho con người khi xâm nhập vào nhà, sân vườn...
Kiến Carpenter khi làm tổ trong vật dụng bằng gỗ sẽ làm cho đồ gỗ hư hỏng và bị rỗng.

Nhận xét

Category banner 1

Category banner 1

Category banner 2

Category banner 2

Category banner 3

Category banner 3
Được tạo bởi Blogger.

LIÊN HỆ

Tổng số lượt xem trang

Featured Slider

HOẠT ĐỘNG

DỊCH VỤ DIỆT CÔN TRÙNG

FACEBOOK

LIÊN KẾT